...

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài quốc tế: Đảm bảo tính hiệu quả cho doanh nghiệp

29 Tháng 10, 2019

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của trọng tài thương mại tại Việt Nam, Hàn Quốc nói riêng và trong khu vực châu Á nói chung, sáng nay (20/7) tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) phối hợp tổ chức hội thảo “Trọng tài quốc tế: Thương mại và Đầu tư”.

Toàn cảnh hội thảo

Nội dung chính của hội thảo xoay quanh sự phát triển và thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trên thế giới, trong khu vực cũng như ở hai nước, được chia sẻ bởi các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam và Hàn Quốc. Hội thảo diễn ra thu hút gần 200 người tham dự đến từ các doanh nghiệp, các luật sư, luật gia cũng như những người quan tâm, nghiên cứu về trọng tài.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Vũ Ánh Dương – Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, Việt Nam đang trên đà hội nhập vào khu vực và tạo ra một môi trường thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Hiện các hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam đang nở rộ. Bằng chứng là Việt Nam đón nhận các nhà đầu tư từ hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ và các nhà đầu tư Hàn Quốc trong những năm gần đây đã vươn lên trở thành nhóm các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Duong1
Ông Vũ Ánh Dương – Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu tại hội thảo

Môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam đang dần cải thiện, khung pháp lý cũng ngày càng hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thời kỳ hội nhập, hướng đến việc tạo ra môi trường hấp dẫn cho hoạt động đầu tư và kinh doanh.

Là một đơn vị trọng tài có lichj sử phát triển lâu nhất tại tại Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và trở thành một trong những lựa chọn đầu tiên của cộng đồng doanh nghiệp từ đó VIAC tiếp tục định hướng các hoạt động của mình vào việc nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng phương thức tranh chấp ngoài tòa án. Sự kiện này với sự hợp tác được đánh giá rất cao từ Ủy ban Hàn Quốc. Từ vị trí đó, trung tâm trọng tài mong muốn thúc đẩy năng lực DN giải quyết nhiều hơn nữa những tranh chấp thông qua trọng tài.

ji-ho-kim
Ông Ji Ho Kim – Giám đốc điều hành KCAB

Về phía ông Ji Ho Kim – Giám đốc điều hành KCAB cho biết, quá trình hình thành và phát triển trọng tài thương mại ở Việt Nam và Hàn Quốc có khá nhiều điểm tương đồng, hội thảo phối hợp tổ chức lần này giữa KCAB và VIAC cũng là cơ hội để hai bên chia sẻ thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại tại hai nước cũng như nêu ra những thách thức, khó khăn trong quá trình thực thi để cùng nhau đưa ra những đề xuất, phương pháp khắc phục nhằm hoàn thiện cơ chế trọng tài tại mỗi nước.

Trọng tài tại Việt Nam: Giải pháp hữu hiệu cho DN

Tại hội thảo, ông Phan Trọng Đạt – Phó Tổng Thư ký VIAC cho biết, so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại (TTTM) 2003, Luật TTTM 2010 được soạn thảo với ý tưởng tiếp thu các thực tiễn quốc tế nhằm thúc đẩy việc sử dụng trọng tài thương mại và chia sẻ gánh nặng với hệ thống Toà án đang quá tải của Việt Nam; Luật TTTM 2010 được đánh giá là một bước tiến tích cực nhằm xây dựng cơ chế trọng tài thương mại tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

Dat
Ông Phan Trọng Đạt – Phó Tổng Thư ký VIAC

Theo Luật TTTM, trọng tài nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Toà án hơn. Ví dụ, trong giai đoạn 2013-2015, đã có 27 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được Toà án ban hành theo yêu cầu của một bên trong tố tụng trọng tài theo quy định tại Điều 48 Luật TTTM (trong giai đoạn HĐTT chưa được thành lập)Nghị quyết đã cung cấp các hướng dẫn về vấn đề thẩm quyền cũng như các thủ tục cho Toà án liên quan tới hoạt động trọng tài, hiệu lực và việc thực thi một thoả thuận trọng tài cũng như đăng ký phán quyết vụ việc. Năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên Công ước về Công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài và các nội dung của Công ước cũng đã được chuyển hoá vào các quy định của pháp luật Việt Nam.

Cũng theo ông Đạt, vai trò của các Luật sư ngày một rõ nét và quan trọng trong tố tụng trọng tài với 43% các vụ tranh chấp có Luật sư tham gia (2012-2015). Nhiều hội thảo, diễn đàn về trọng tài được tổ chức, Trọng tài cũng đã trở thành một bộ môn trong giảng dạy đại học và sau đại học, các cuộc thi phiên trọng tài giả định được tổ chức tại các trường đại học (ĐH Luật Hà Nội, ĐH Luật Tp. HCM,  Học viện Ngoại giao,..). Những điều này cho thấy xu thế tìm hiểu và sử dụng phương thức trọng tài thương mại tại Việt Nam đang ngày một gia tăng, định hướng cơ chế trọng tài thương mại ngày một phát triển.

Hội thảo tiếp tục diễn ra với các phiên chia sẻ chuyên sâu các nội dung về công nhận và thi hành phán quyết nước ngoài cũng như giải quyết tranh chấp đầu tư cũng như các phiên thảo luận sôi nổi.

Một số hình ảnh tại hội thảo

toan-canh3
Toàn cảnh hội thảo
chutoa1
Đại diện VIAC và KCAB tham gia phần thảo luận

 

Ông Phạm Mạnh Dũng – nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Luật sư thành viên, Rajah & Tann LCT Lawyers, Trọng tài viên VIAC
byoung-Pil-Kim
Ông Byoung Pil KIM – Luật sư thành viên BAE, KIM & LEE LLC

Ông Đỗ Trọng Hải – Trọng tài viên VIAC
hop-dang
Ông Đặng Xuân Hợp – Luật sư thành viên Công ty Luật Allens& Linklaters, Trọng tài viên VIAC
toan-canh4
Toàn cảnh hội thảo

___________

Biên bản nội dung hội thảo [Tải tại đây]

Tài liệu hội thảo: [Tải tại đây]

Theo Nhóm Phóng viên - Báo Diễn đàn doanh nghiệp 

Tải file đính kèm: Click vào đây.

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI