...

Tranh chấp chất lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế

28 Tháng 12, 2023

Bên mua là công ty VIệt Nam đã giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với bên bán là công ty Hàn Quốc. Đối tượng hợp đồng là lô màn hình LED ngoài trời Pixled f10 1/0 Setanat LEDWORLD có giá trị 350.000 USD. Sau khi ký hợp đồng, bên mua đã thanh toán 105.000 USD. Sau khi nhận hàng, bên mua kiểm tra thì phát hiện màn hình led được giao không đúng kích thước và các linh kiện đi kèm không đủ. Cho rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua đã dừng việc mở Container hàng để tiến hành thủ tục khiếu nại với bên bán. Sau đó, bên mua đã khởi kiện bên bán ra một Trung tâm trọng tài thương mại tại Việt Nam.

Yêu cầu khởi kiện của bên mua bao gồm: (1) Thông báo chấm dứt hợp đồng căn cứ vào điều 7 của Hợp đồng, vì bên bán đã vi phạm hơp đồng khi giao hàng không đạt tiêu chuẩn; (2) Yêu cầu bên bán phải hoàn trả cho bên mua khoản tiền 105.000 USD mà bên mua đã trả trước cho bên bán và yêu cầu bên bán nhận lại hàng hóa đã giao sai với hợp đồng; (3) Yêu cầu bên bán phải bồi thường cho bên mua tất cả những thiệt hại mà bên mua phải chịu do việc vi phạm hợp đồng của bên bán gây ra cho bên mua; (4) Bên bán phải chịu mọi chi phí pháp lý, bao gồm những không giới hạn trong khoản tiền chi trả phí luật sư, phí Trọng tài và các chi phí khác liên quan đến thủ tục trọng tài; (5) Đề nghị ngôn ngữ trọng tài là tiếng Việt, áp dụng pháp luật Việt Nam khi giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp đã được giải quyết và một Phán quyết trọng tài đã được ban hành, vậy thông qua vụ việc này doanh nghiệp cần lưu ý gì trong quá trình đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng cũng như khi thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng liên quan đến chất lượng hàng hóa?

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, LS. Bùi Văn Thành – Trưởng Văn phòng Luật sư Mặt Trời Mới, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) – đã có phần chia sẻ xoay quanh chủ đề “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - Bài học cho doanh nghiệp”, một số nội dung chính bao gồm:

  1. Giới thiệu về các tình tiết quan trọng của vụ việc
  2. Vấn đề pháp lý của vụ việc và cơ sở pháp lý liên quan để giải quyết vụ việc
  3. Lập luận của các bên và lập luận của Hội đồng Trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp
  4. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp

Để xem toàn bộ chuyên đề, xin vui lòng truy cập tại đây.

-----------------------------------

Chuỗi bài giảng điện tử “Hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp do Bộ Tư pháp chủ trì. Chuỗi bài giảng được phát sóng trực tuyến trên nền tảng Youtube với mục tiêu cung cấp thông tin pháp lý cơ bản, cần thiết cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương trình có sự tham gia của các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm. Chương trình hi vọng doanh nghiệp sẽ nắm bắt những kiến thức pháp lý cơ bản nhằm tránh được các rủi ro pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thường ngày.

Tin liên quan

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI