Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp năm 2022

 

1. Số vụ tranh chấp thụ lý mới

Năm 2022, VIAC thụ lý 292 vụ tranh chấp mới, tăng 8,15% số vụ tranh chấp so với năm 2021. Theo đó tổng số vụ tranh chấp VIAC thụ lý trong giai đoạn 1993 – 2022 là 2513 vụ tranh chấp, trong đó có 39,99% vụ tranh chấp trong nước và 60,01% vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả các vụ có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Số vụ tranh chấp VIAC thụ lý mới giai đoạn 1993 - 2022

2. Lĩnh vực tranh chấp

Lĩnh vực phát sinh các vụ tranh chấp mà VIAC thụ lý trong năm 2022 rất đa dạng. Trong đó, mua bán hàng hóa tiếp tục là lĩnh vực có số vụ tranh chấp thụ lý và giải quyết cao nhất tại VIAC với tỷ lệ 37,5% tổng số vụ. Tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Xây dựng và Tài chính – Ngân hàng đứng thứ hai và ba với tỷ lệ số vụ lần lượt là 17,1% và 10,4% tổng số vụ. Ngoài ra, các vụ tranh chấp được tiếp nhận và giải quyết ở VIAC còn phát sinh ở nhiều các lĩnh vực khác như kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, mua bán & sáp nhập, dịch vụ kiểm toán, sở hữu trí tuệ v.v.

3. Các bên tranh chấp

Quốc tịch các bên tranh chấp nước ngoài tại VIAC

Thống kê tại VIAC ghi nhận các bên tranh chấp đến từ 59/64 tỉnh, thành phố tại Việt Nam và từ 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, các bên tranh chấp chủ yếu đến từ các quốc gia thuộc Châu Á (68,9%), Châu Âu (17,4%) và Châu Mỹ (9,3%).

Trung Quốc, Singapo và Nhật Bản là nhóm 03 (ba) quốc tịch nước ngoài của các bên tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC cao nhất trong năm 2022. Trong đó, tranh chấp phát sinh của nhóm quốc tịch này chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, xây dựng và tài chính. Số liệu thống kê giai đoạn 1993 - 2022 ghi nhận Trung Quốc và Singapo, cùng với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Đức cũng là nhóm 05 (năm) quốc tịch các bên tranh chấp cao nhất tại VIAC.

Nhóm 10 quốc gia có các bên tham gia giải quyết tranh chấp tại VIAC cao nhất năm 2022

Các bên tranh chấp quốc tịch Việt Nam

Năm 2022, hai tỉnh/thành phố có số vụ án tranh chấp thụ lý mới tại VIAC được ghi nhận cao nhất là thành phố Hồ Chí Minh chiếm 59,19% và thành phố Hà Nội chiếm 27,8%. Bên cạnh đó, VIAC cũng tiếp nhận các vụ tranh chấp có các bên đến từ 33 tỉnh/thành phố trên cả nước, trong đó nhóm 05 (năm) tỉnh/thành phố có số các bên tranh chấp cao cũng ghi nhận số lượng lớn các bên tranh chấp đến từ Bình Dương, Hải Phòng và Bắc Ninh.

 

(*) Để xem đầy đủ thông tin về hoạt động của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam trong năm 2022, vui lòng truy cập xem Báo cáo thường niên 2022 TẠI ĐÂY.

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI