Thống kê hoạt động giải quyết tranh chấp năm 2018

Năm 2018 là một năm vô cùng bận rộn của VIAC với 150% nỗ lực để tuổi thứ 25 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (28/04/1993-28/04/2018) trở nên thật đáng nhớ. Thống kê số lượng vụ tranh chấp mới được thụ lý và giải quyết tại VIAC trong năm 2018 ghi nhận 180 vụ tranh chấp - con số cao nhất trong 25 năm hoạt động với tổng giá trị tranh chấp ở mức ~9,5 nghìn tỷ đồng (~ 407 triệu USD) và vụ tranh chấp lớn nhất với giá trị tranh chấp ở mức ~3,3 nghìn tỉ đồng (~145,2 triệu USD). Các con số trên cùng với vụ tranh chấp có trị giá ở mức 250 triệu USD và các vụ tranh chấp có giá trị hơn 100 triệu USD mà VIAC đã từng thụ lý và giải quyết trong những năm trước, một lần nữa khẳng định rằng VIAC đang dần trở thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với các vụ tranh chấp phức tạp và có trị giá hàng trăm triệu USD.

Năm 2018 cũng là năm của hòa giải thương mại khi VIAC tiếp tục là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực này với việc ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC – tương tự như cơ hội và sự tin tưởng chúng tôi được trao khi đi những bước đầu tiên trong lĩnh vực trọng tài thương mại cách đây 25 năm. VMC là đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/ NĐ-CP cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ quý giá của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Quy tắc Hòa giải của VMC, được công bố và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2018, đã phản ánh hầu hết các nguyên tắc tại Luật mẫu của UNCITRAL về Hòa giải thương mại và tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nghị định 22/2017/ ND-CP để đảm bảo các Văn bản về kết quả hòa giải thành- kết quả của quá trình hòa giải tại VMC có thể được công nhận hiệu lực cưỡng chế thi hành tại Tòa án một cách thuận lợi theo các quy định của Chương 33 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015.

Trong năm 2018, mối quan hệ giữa VIAC và hệ thống Tòa án, đặc biệt là Tòa án Nhân dân tại Hà Nội và Tòa án Nhân dân tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục được thắt chặt với thái độ ủng hộ của cả hai Tòa án này. Tòa án đã có rất nhiều hành động rõ ràng thể hiện sự “thân thiện” này như là: Một bên tham gia trọng tài thể nộp đơn xin áp dụng các biện pháp tạm thời tại Tòa án theo các quy định của pháp luật không gặp bất cứ khó khăn ; Ranh giới giữa các vấn đề liên quan đến nội dung tranh chấp thủ tục tố tụng trở nên ràng hơn, Thẩm phán thể hiện sự tôn trọng đối với các vấn đề về nội dung tranh chấp đã được Hội đồng trọng tài quyết định; Thời hạn để một bên thực hiện việc yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại Việt Nam được áp dụng một cách nghiêm ngặt Tòa án thể ngay lập tức bác bỏ yêu cầu này nếu Thẩm phán, sau khi xem xét tất cả các bằng chứng được cung cấp bởi bên còn lại cùng với sự hỗ trợ của VIAC về việc gửi phán quyết trọng tài, đi đến kết luận rằng thời hạn này đã hết. Chúng tôi luôn tự nhủ rằng, sự hỗ trợ từ hệ thống Tòa án và khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động trọng tài và hòa giải là những yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của VIAC nói riêng và các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án ở Việt Nam nói chung. Chúng tôi sẽ tiếp tục củng cố và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp này để các Thẩm phán, các hội đồng trọng tài tại VIAC, các hòa giải viên tại VMC thấu hiểu hơn về công việc của nhau.

Nhìn rộng hơn, năm 2018 là một năm ấn tượng của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP vượt trên dự kiến, ở mức 7,08%. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc hội phê chuẩn và chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 14 tháng 1 năm 2019, ghi dấu sự hội nhập sâu rộng và toàn diện của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam, trong năm 2018, lần đầu tiên đã được đề cử và được bầu vào làm thành viên của UNCITRAL cho nhiệm kỳ 2019 – 2025. Sự kiện này cho thấy Việt Nam đã cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế cũng như đã nhận được sự công nhận trên toàn thế giới về những đóng góp cho công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có việc hoàn thiện pháp luật về thương mại quốc tế.

  • VCCI
    VIBOnline
    Trường đại học ngoại thương
    Trường Đại Học Luật
    VCCI